XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Xử lý nước thải & những điều cần biết

Xử lý nước thải là một vấn đề vô cùng cấp bách trong xã hội hiện đại khi các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người tạo ra lượng nước thải khổng lồ mỗi ngày. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật, và làm suy giảm nguồn nước ngầm. Trong bài viết này, Hoàng Nguyên Phát sẽ giới thiệu về xử lý nước thải và những điều cần biết để giải quyết vấn đề này nhé.

Xử lý nước thải

1. Khái niệm về nước thải

1.1. Nước thải là gì?

Nước thải là nước đã qua sử dụng và không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng ban đầu của nó. Nước thải có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp, và xây dựng. Nước thải có thể chứa các chất ô nhiễm như hóa chất, vi sinh vật, kim loại nặng, và các hạt bẩn khác.

1.2. Tại sao cần xử lý nước thải?

Việc xử lý nước thải là vô cùng quan trọng và cần thiết vì có những lý do sau đây:

  • Bảo vệ sức khỏe con người: Nước thải có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và các chất độc hại. Nếu không được xử lý đúng cách, nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người thông qua việc tiếp xúc hoặc tiêu thụ nước không đảm bảo.
  • Bảo vệ môi trường: Nước thải không được xử lý có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự sống của các loài động vật và thực vật, đồng thời làm giảm chất lượng đất và không khí.
  • Tiết kiệm tài nguyên: Việc xử lý và tái sử dụng nước thải có thể giúp tiết kiệm tài nguyên nước sạch.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Xử lý nước thải là một yêu cầu pháp lý và cần thiết để tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nước thải là gì?
Nước thải là gì?

2. Phân loại nước thải 

Hiện nay, người ta thường dựa vào nguồn gốc phát sinh để phân loại nước thải như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: Là loại nước phát sinh từ những hoạt động của các hộ gia đình, khu dân cư, trường học, cao ốc văn phòng, khách sạn, chợ… Loại nước này được thải ra trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày: tắm, giặt, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, bếp, ăn uống,…
  • Nước thải công nghiệp: Nguồn nước thải ra từ các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, khai thác và chế biến lương – thực phẩm nông nghiệp. Lượng nước này được phát sinh chủ yếu từ những khu công nghiệp, một phần khác nữa là từ các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tất cả nước thải sinh hoạt không xác định đều được coi là nước thải công nghiệp.
  • Nước thải thẩm thấu: Lượng nước thải thấm vào các hệ thống cống thoát nước thông qua nhiều cách khác nhau (qua các khớp nối bị hở, các đường ống bị lỗi kỹ thuật hoặc thẩm thấu qua đường kênh mương, hố gas,…)
  • Nước thải tự nhiên: Đây là loại nước thải do tự nhiên sinh ra (nước mưa, nước ao hồ sông suối), nhưng khi đi qua các chất thải chúng biến thành nước thải.
  • Nước thải đô thị: Một thuật ngữ chung cho loại nước thải tổng hợp (hỗn hợp của các loại chất thải) trong hệ thống cống thoát của thành phố, thị xã.
  • Nước thải y tế: Nước thải y tế có thành phần vô cùng phức tạp, được tạo ra từ các hoạt động điều trị bệnh, nghiên cứu và nuôi cấy. Chất thải từ y tế có thể chứa các mầm bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng. Chính vì thế, nước thải y tế thường được xử lý theo quy trình nghiêm ngặt, được quản lý sát sao theo đúng quy định để không lây lan mầm bệnh ra môi trường.

Việc phân chia từng loại nước thải sẽ giúp cho việc áp dụng các quy trình xử lý nước thải trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Dựa và đặc tính của từng loại mà ta có các công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất.

3. Các phương pháp xử lý nước thải

Các phương pháp xử lý nước thải
Các phương pháp xử lý nước thải

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau, tùy thuộc vào nguồn nước thải và mức độ ô nhiễm của nó. Tuy nhiên hiện nay có 3 phương pháp xử lý nước thải phổ biến như sau:

3.1. Phương pháp xử lý hóa học:

Thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp xử lý này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào. Do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín.

3.2. Phương pháp xử lý sinh học:

Có bản chất là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí –  anoxic – kị khí, các quá trình hồ sinh học. Đối với việc xử lý nước thải có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe thì quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học thường được ứng dụng nhất.

3.3. Phương pháp hóa lý:

Thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc,… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Công ty xử lý nước thải uy tín

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty cung giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu Quý khách hàng đang tìm kiếm công ty cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, hãy liên hệ với Công ty Môi trường Hoàng Nguyên Phát. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp cho quý khách hàng.

Công ty TNHH Nước & CN Môi Trường Hoàng Nguyên Phát Chuyên thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý nước cấp, nước thải công nghiệp.

Email: hoangnguyenphatmt@gmail.com

Office: Số 32/1, Đường Số 19, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/congtyhoangnguyenphat

Website: https://moitruonghnp.com.vn

DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Quý khách vui lòng điền thông tin vào form bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.