Nước thải sinh hoạt khi không được xử lý đúng quy định là một trong những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường nước hàng đầu hiện nay. Vậy, trong nước thải sinh hoạt là gì, đặc điểm ra sao, có công nghệ xử lý nào? Mời bạn hãy cùng với Hoàng Nguyên Phát theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Dự án xử lý nước thải

1. Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước được thải ra từ những hoạt động thường ngày của con người như nấu nướng, giặt giũ, sản xuất,… và chủ yếu được bắt nguồn từ các hộ gia đình, cơ quan, bệnh viện, trường học, khu đô thị, nhà máy sản xuất,…

2. Đặc điểm nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước thải được sinh ra từ các hoạt động hàng ngày của con người và các cơ sở dịch vụ công cộng. Đặc điểm chính của nước thải sinh hoạt gồm:

2.1 Thành phần hữu cơ và không hữu cơ

Nước thải sinh hoạt chứa các chất hữu cơ (chất từ các sinh vật sống) và không hữu cơ (chất không có nguồn gốc từ các sinh vật), như protein, đường, dầu mỡ, các hợp chất hữu cơ phức tạp và các chất khoáng.

2.2 Vi sinh vật và vi khuẩn

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều loại vi sinh vật và vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có ích. Các vi khuẩn có thể gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh nếu không được xử lý đúng cách.

2.3 Độ pH

Nước thải sinh hoạt có thể có độ pH từ 6,5 đến 8,5. Độ pH không ổn định có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt hoặc nguồn nước ngầm.

2.4 Tác động ô nhiễm

Nước thải sinh hoạt chứa các chất ô nhiễm như vi sinh vật, vi khuẩn, hợp chất hóa học, chất từ môi trường sản xuất và hóa chất gia đình. Những chất này có thể gây hại đến môi trường và con người nếu không được xử lý đúng cách.

3. Các công nghệ dùng để xử lý nước thải sinh hoạt 

Để giúp các bạn hiểu hơn về công nghệ xử lý nước thải, Hoàng Nguyên Phát xin tổng hợp lại một số công nghệ xử lý nước thải phổ biến được dùng nhiều hiện nay như: 

3.1 Công nghệ Aerotank trong xử lý nước thải

Thực chất thì đây là quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí. Là công nghệ xử lý nước thải có tính truyền thống nên dễ vận hành, quy trình đơn giản, dễ xây dựng. Khả năng loại bỏ các chỉ số BOD, nito trong nước thải là rất cao. Lại có thể dễ dàng trong việc nâng cấp quy mô, công suất lên. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của công nghệ này là tốn khá nhiều năng lượng.

3.2 Công nghệ UASB (sinh học kỵ khí)

Đây là công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học kỵ khí. Nước thải sẽ được phân bổ từ dưới lên và được kiểm soát lưu lượng, tốc độ dòng chảy để khi qua lớp bùn chứa vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy hoàn toàn. Công nghệ này có rất nhiều ưu điểm như: tận dụng được nguồn khí sinh học thải ra từ hệ thống xử lý nước thải; xử lý triệt để các chất hữu cơ. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như: độ pH, nhiệt độ cũng như nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải.

3.3 Công nghệ MBBR 

Thực tế thì công nghệ này là sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống aerotank cùng với hệ thống lọc sinh học hiếu khí. 

Đây được đánh giá là công nghệ xử lý mới với nhiều ưu điểm nổi bật. Vừa có thể tiết kiệm được năng lượng lại dễ vận hành và hoạt động. 

Chi phí vận hành bảo dưỡng thấp, giúp các nhà máy tiết kiệm được rất nhiều khoản kinh phí phát sinh. Hiệu quả xử lý các chỉ số như BOD cao, thuận lợi trong quá trình nâng cấp quy mô và công suất của hệ thống. Khi tiết kế hệ thống này không chiếm quá nhiều diện tích, bùn phát sinh trong quá trình rất ít. Vi sinh vật phát triển mạnh, mật độ lớn. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất chính là sự phụ thuộc vào lượng vi sinh vật bám vào giá thể cũng như tuổi thọ của màng sẽ do thiết bị được lựa chọn quyết định.

3.4 Công nghệ AAO (kết hợp nhiều loại vi sinh vật)

Đây là công nghệ sử dụng rất nhiều hệ sinh vật khác nhau kết hợp lại tạo ra cả một hệ thống xử lý có quy mô, có sự đồng nhất như: kết hợp giữ vi sinh vật yếm khí- thiếu khí và hiếu khí lại cho từng giai đoạn trong quá trình. Mỗi loại vi sinh vật khác nhau sẽ có khả năng xử lý, phân hủy các chất hữu cơ khác nhau. Vì thế việc kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tính thực tế tốt hơn. 

Dự án xử lý nước thải sinh hoạt

4.  Dự án xử lý nước thải sinh hoạt công trình tòa nhà Cienco 4

Dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại tòa nhà Cienco 4 là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng hài hòa giữa cộng đồng con người và môi trường thiên nhiên.

4.1 Thông tin dự án

Chủ đầu tư: Tập Đoàn Cienco 4.

Địa điểm: Số 180 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, Tp.HCM.

Quy mô dự án: Công suất vận hành hệ thống là 50m3/ngày-đêm.

4.2 Mục tiêu của dự án

Dự án tập trung vào việc xử lý nước thải sinh hoạt từ tòa nhà Cienco 4 để đảm bảo rằng nước thải được xử lý đúng cách trước khi thải ra môi trường. Loại bỏ các chất ô nhiễm, vi khuẩn và vi sinh vật từ nước thải, đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh.

4.3 Lợi ích của dự án

Dự án xử lý nước thải tại tòa nhà Cienco 4 được thực hiện thi công bởi Công ty TNHH Nước & CN Môi Trường Hoàng Nguyên Phát đã đóng góp vào việc giảm ô nhiễm môi trường và duy trì nguồn nước sạch. Việc xử lý nước thải đạt chuẩn chất lượng giúp bảo vệ sức khỏe của cư dân trong khu vực, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sử dụng nước và giảm tải cho hệ thống thoát nước đô thị.

Dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại tòa nhà Cienco 4 là một mô hình tiên tiến trong việc bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn nước sạch cho cư dân của Hoàng Nguyên Phát. Luôn hướng tới mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và duy trì cân bằng hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

Nước thải sinh hoạt khi không được xử lý đúng quy định là một trong những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường nước hàng đầu hiện nay. Vậy, trong nước thải sinh hoạt là gì, đặc điểm ra sao, có công nghệ xử lý nào? Mời bạn hãy cùng với Hoàng Nguyên Phát…