Xử lý nước thải sinh hoạt là chủ đề luôn được bàn luận, về môi trường môi trường nước chiếm phần quan trọng khó có thể bỏ qua. Khu vực kênh mương, sông hồ thường là khu vực chịu tác động môi trường nhiều nhất ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người dân xung quanh.
Cùng Hoàng Nguyên Phát tìm hiểu về nước thải kênh mương, sông hồ thông qua các nội dung của bài viết này nhé!
1. Nước thải ở kênh mương, sông hồ.
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học thải ra môi trường mà không qua xử lý.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt ở các kênh mương, sông hồ là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn). Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau.
Nói chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nguyên nhân do các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc (nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý) và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác (thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại) có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều gấp ba lần liều lượng khuyến cáo.Nên việc này gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người.
2. Tình trạng kiểm soát ô nhiễm kênh mương, sông hồ.
Tình trạng môi trường ở kênh mương sông hồ đang ở tình trạng báo động, những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh trên phạm vi cả nước đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với công trình thủy lợi, theo đó lượng chất thải, nước thải xả vào các hệ thống công trình thủy lợi ngày càng gia tăng, chủ yếu là rác thải, nước thải của các cơ sở sản xuất, bệnh viện, làng nghề, khu dân cư… chưa qua xử lý xả trực tiếp vào công trình thủy lợi, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Đặc biệt, lượng rác theo dòng chảy dồn về cuối tuyến, gây ứ đọng, tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến việc điều tiết nước cho sản xuất và gây ô nhiễm môi trường.Chất lượng nước ở rất nhiều công trình thủy lợi không đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt…
Các hệ thống công trình thủy lợi phần lớn được hình thành, phát triển qua thời gian dài, nằm trong vùng canh tác nông nghiệp, xen lẫn trong đó là các khu dân cư tập trung, khu công nghiệp và vùng nông thôn. Trong các vùng dân cư tập trung ngoài ruộng canh tác còn có các làng nghề truyền thống.
Bên cạnh đó, do tập quán sống ven kênh rạch của dân cư, các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt không được xử lý mà xả trực tiếp vào hệ thống công trình thủy lợi. Mặt khác, tình trạng thiếu hụt nguồn nước, mực nước mùa kiệt trên nhiều hệ thống sông có xu hướng giảm rõ rệt trong những năm gần đây
3. Biện pháp khắc phục.
Tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm môi trường đặc biệt về môi trường nước là bước đi đầu tiên để khắc phục gốc rễ của vấn đề. Tại vì con người chính là nguyên nhân đầu tiên và là quan trọng nhất khiến nước nói riêng và môi trường nói trung bị ô nhiễm trầm trọng như bây giờ. Đây là thành quả của con người sau những xung đột vũ trang, vô ý thức về bảo vệ môi trường khiến cho trái đất ngày càng bị ô nhiễm.
Xử lý hậu quả của con người đã gây ra và kiểm soát môi trường trong tương lai. Chính là cần một hệ thống xử lý nước thải cho những khu dân cư, xí nghiệp, nhà máy,… để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Và để đảm bảo chất lượng của nước thải xử lý đơn vị đó phải là đơn vị uy tín và chuyên nghiệp.
Hãy liên hệ Hoàng Nguyên Phát để chúng tôi cung cấp giải pháp xử lý nước và bảo vệ môi trường cho bạn.