Top các công nghệ xử lý nước thải hot nhất

Top các công nghệ sử lý nước thải hot nhất hiện nay

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là do lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Chính vì thế, khoa học đang không ngừng nghiên cứu các công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất, mang đến hiệu quả xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt nhanh chóng và phù hợp. Vậy những công nghệ đó là gì? Cùng tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải hiện nay ngay trong bài viết dưới đây.

1. Công nghệ xử lý nước thải mới nhất

1.1 Công nghệ xử lý nước thải sinh học

Đây là công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam đơn giản và được ứng dụng phổ biến trong việc xử lý nguồn nước thải công nghiệp, có độ nhiễm màu cao như nước thải dệt nhuộm, mực in…

Mặc dù cần phải xử lý hóa lý trước sinh học nhưng có rất nhiều hệ thống xử lý nước thải vẫn sử dụng quá trình xử lý sinh học trước hóa lý. Nguyên nhân là bởi có những công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên vẫn áp dụng không đúng quá trình, do đó hiệu quả xử lý thấp.

Để xác định được hóa chất phù hợp với loại nước thải, cần phải có kỹ thuật xử lý nước thải và test thử mẫu trước khi ứng dụng vào thực tế.

1.2 Công nghệ xử lý nước thải lý học

Đây là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng để xử lý các loại nước thải tồn tại trong trạng thái lơ lửng. Chính vì vậy cần phải áp dụng theo hình thức lọc qua các song chắn rác, sử dụng lưới giữ rác. Sau đó tách chất theo phương pháp lắng dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc là trọng lực và lọc.

Mọi người có thể dựa vào mọi tính chất lý hóa, kích thước, nồng độ của từng dòng chất thải đặc trưng. Đặc biệt, cần xem mức độ làm sạch như thế nào để chọn phương pháp phù hợp xử lý. Biện pháp xử lý nước thải lý học phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Sử dụng phương pháp song chắn rác nước thải sinh hoạt

Với cách thức này, các rác rưởi trôi nổi có kích thước lớn mà mắt thường nhìn thấy được như: bao bì, nilon, vỏ hộp… sẽ bị giữ lại tại song chắn. Nhờ thế mà các đường ống, kênh dẫn, đường bơm sẽ bị hạn chế tình trạng bị tắc, ứ.

Vì các loại song chắn sẽ có nhiều kích thước khác nhau. Đối với song chắn thô sẽ có khoảng cách giữa các thanh từ: 60 – 100 mm. Với song chắn bụi mịn có kích thước giữa các thanh là: 10 – 25mm (thường gọi là lưới chắn rác).

Dùng phương pháp lắng cặn

Để hạn chế tình trạng bơm bị tắc, đường ống ứ rác và giảm áp lực cho các công đoạn xử lý sau, người ta thường dùng bể lắng cát có kích thước từ 0.2mm  đến 2mm.

Bể lắng được chia làm 2 loại: bể lắng ngang và bể lắng đứng. Khi chọn loại bể bạn cũng cần lưu ý: Đối với bể lắng ngang, vận tốc dòng chảy nhỏ hơn 0.3m/s. Như vậy các hạt sỏi cát, các hạt vô cơ đều dễ dàng lắng xuống đáy.

Dùng phương pháp tuyển nổi

Những chất thải ở dạng rắn hoặc lỏng phân tách không tan sẽ thường được áp dụng xử lý nước thải bằng phương pháp tuyển nổi. Chất thải sẽ bị khử trong tình trạng lơ lửng, làm đặc thành bùn sinh học trong thời gian ngắn.

2. Công nghệ xử lý nước thải hiện đại

Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp, khoa học là vấn đề cấp bách, buộc các cơ quan quản lý phải siết chặt. Hiện nay, các công nghệ xử lý nước thải trên thế giới đang được ứng dụng phổ biến là công nghệ xử lý nước thải lý hóa kết hợp sinh học, công nghệ AAO, màng lọc sinh học MBR và công nghệ xử lý nước thải MBBR.

2.1. Các công nghệ xử lý nước thải  – công nghệ AAO

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản – AAO ngày càng được hoàn thiện về kỹ thuật, quy trình công nghệ và trở thành một trong các biện pháp xử lý nước bẩn phổ biến nhất hiện nay.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải AAO ứng dụng cho các loại nước thải có tỷ lệ BOD/COD > 0.5 và có hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao. Công nghệ này sử dụng N và P làm chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng. Ưu điểm biện pháp là vận hành ổn định, dễ thực hiện, khá phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam hiện nay.

2.2. Thiết bị xử lý nước thải MBR

Công nghệ MBR (Membrane Bio-Reactor) là công nghệ sử dụng bể lọc màng sinh học. Quá trình xử lý nguồn nước thải diễn ra trong bể lọc màng sinh học và tương tự như trong bể sinh học hiếu khí bình thường. Tuy nhiên, bể lọc màng MBR không cần có bể lắng sinh học và bể khử trùng.

Màng lọc với kích thước rất nhỏ của phương pháp MBR có khả năng giữ lại các phân tử bùn vi sinh, các loại cặn lơ lửng và vi sinh vật gây bệnh ra khỏi dòng nước thải.

2.3. Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Nói đến các công nghệ xử lý nước thải hiện nay không thể không kể đến công nghệ MBBR. Đây là công nghệ sử dụng phương pháp vi sinh với các giá thể được dính bám lơ lửng. Quá trình xử lý thực hiện bằng phương pháp vi sinh hiếu khí kết hợp các giá thể đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Trên bề mặt các giá thể, vi sinh vật sẽ bám vào và tạo thành lớp bùn vi sinh.

Tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể, những loại vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh mẽ và xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử. Ở lớp gần ngoài cùng, những vi sinh thiếu khí phát triển mạnh để khử Nitrat thành N2 và thoát ra khỏi môi trường nước thải.

Lớp ngoài cùng của bề mặt giá thể là vi sinh vật hiếu khí sẽ làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ, amoni trong nước thải. Với công nghệ này, hiệu quả xử lý BOD, COD sẽ tăng gấp 1.5 – 2 lần so với bể sinh học hiếu khí bình thường. 

Hoàng Nguyên Phát thiết bị xử lý nước thải MBBR

2.4. Công nghệ xử lý nước thải UASB

Công nghệ xử lý nước thải UASB là bể sinh học kỵ khí ngược dòng, nước thải  được phân bổ đều từ dưới lên và kiểm soát với vận tốc phù hợp, qua các lớp bùn kỵ khí, xảy ra qua trong trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ.

Công nghệ UASB có ưu điểm là nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống có thể thu hồi được, nồng độ chất hữu cơ cao sẽ xử lý. Tuy nhiên, UASB bị ảnh hưởng bởi PH, nhiệt độ và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.

2.5. Công nghệ xử lý nước thải SBR

Hoàng Nguyên Phát công nghệ xử lý nước thải SBR

Đây là quá trình xử nước thải bằng phản ứng sinh học theo mẻ, theo 5 pha tuần hoàn: pha làm đầy -> sục khí -> lắng -> rút nước -> nghỉ.

SBR có ưu điểm là bền hơn, ổn định cấu tạo đơn giản, giảm nhân công, vận hành đơn giản, giảm chi phí vận hành, xử lý hiệu quả cao, khử được photpho có trong nước. Nhưng nó lại nhược điểm là chịu ảnh hưởng bởi nồng độ các chất ô nhiễm và lượng nitrat có trong bùn.

Trên đây là các công nghệ xử lý nước thải hiện nay được áp dụng phổ biến để xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. 

Hoàng Nguyên Phát cam kết cung cấp giải pháp xử lý nước thải hiệu quả và bền vững cho ngành công nghiệp xử lý nước thải. Chúng tôi luôn tận tâm với sứ mệnh của mình trong việc bảo vệ môi trường và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc tối ưu hóa quy trình xử lý nước thải của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để giúp bạn cải thiện quy trình xử lý nước thải hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Công ty TNHH Nước & CN Môi Trường Hoàng Nguyên Phát Chuyên thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý nước cấp, nước thải công nghiệp.

Hotline: 0912.906.085

Email: hoangnguyenphatmt@gmail.com

Office: Số 32/1, Đường Số 19, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/moitruonghnp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *