Phân loại nước thải như thế nào để xử lý triệt để?

Nước thải là thứ gắn liền với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên bạn đã biết cách phân loại nước thải như thế nào để có hướng xử lý hiệu quả nhất chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Công ty Môi Trường Hoàng Nguyên Phát tìm hiểu thông qua bài viết này. 

1. Nước thải là gì?

Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước thấm qua.

2. Phân loại nước thải 

Hiện nay, người ta thường dựa vào nguồn gốc phát sinh để phân loại nước thải như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: Là loại nước phát sinh từ những hoạt động của các hộ gia đình, khu dân cư, trường học, cao ốc văn phòng, khách sạn, chợ… Loại nước này được thải ra trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày: tắm, giặt, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, bếp, ăn uống,…
  • Nước thải công nghiệp: Nguồn nước thải ra từ các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, khai thác và chế biến lương – thực phẩm nông nghiệp. Lượng nước này được phát sinh chủ yếu từ những khu công nghiệp, một phần khác nữa là từ các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tất cả nước thải sinh hoạt không xác định đều được coi là nước thải công nghiệp.
  • Nước thải thẩm thấu: Lượng nước thải thấm vào các hệ thống cống thoát nước thông qua nhiều cách khác nhau (qua các khớp nối bị hở, các đường ống bị lỗi kỹ thuật hoặc thẩm thấu qua đường kênh mương, hố gas,…)
  • Nước thải tự nhiên: Đây là loại nước thải do tự nhiên sinh ra (nước mưa, nước ao hồ sông suối), nhưng khi đi qua các chất thải chúng biến thành nước thải.
  • Nước thải đô thị: Một thuật ngữ chung cho loại nước thải tổng hợp (hỗn hợp của các loại chất thải) trong hệ thống cống thoát của thành phố, thị xã.
  • Nước thải y tế: Nước thải y tế có thành phần vô cùng phức tạp, được tạo ra từ các hoạt động điều trị bệnh, nghiên cứu và nuôi cấy. Chất thải từ y tế có thể chứa các mầm bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng. Chính vì thế, nước thải y tế thường được xử lý theo quy trình nghiêm ngặt, được quản lý sát xao theo đúng quy định để không lây lan mầm bệnh ra môi trường.

Việc phân chia từng loại nước thải sẽ giúp cho việc áp dụng các quy trình xử lý nước thải trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Dựa và đặc tính của từng loại mà ta có các công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất.

3. Nước thải có thể tái sử dụng được không?

Câu trả lời là có. Nước thải được xử lý đúng cách có thể tái sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên. Trong nhiều trường hợp còn có thể được dùng làm nước uống.

Đặc biệt trong nông nghiệp, nước thải sau khi qua xử lý có thể dùng để tưới tiêu. Với nhiều lợi ích như: chi phí thấp, có thể cung cấp liên tục với bất kỳ điều kiện thời tiết, khí hậu và tiết kiệm nguồn nước sạch. Trong nguồn nước tưới tiêu này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Nito, photpho, kali… có ích cho các loại thực vật.

Sau quá trình xử lý thì nước thải sẽ được đưa ra môi trường qua hệ thống kênh rạch, đường ống ra sông suối. Chính vì vậy việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đồng bộ để có sau thể tận dụng tốt được nguồn nước thải là vô cùng cấp thiết, quan trọng đối với các cấp, ban ngành, hệ thống quản lý doanh nghiệp và toàn bộ người dân. Liên hệ với Công ty Môi trường Hoàng Nguyên Phát nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *