Nhiều chủ doanh nghiệp thắc mắc vì không tìm được nguyên nhân khiến hệ thống xử lý nước thải hoạt động kém hiệu quả. Mặc dù được đầu tư chi phí lớn nhưng khi đi vào hoạt động thì hiệu quả xử lý chưa đạt yêu cầu. Việc duy trì và bảo trì hệ thống xử lý nước thải không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết mà còn là một chiến lược thông minh cho mọi doanh nghiệp. Dưới đây là những lý do quan trọng tại sao bạn nên thực hiện bảo trì hệ thống xử lý nước thải của mình.
1. Bảo trì hệ thống xử lý nước thải là gì?
Bảo trì hệ thống xử lý nước thải là công việc kiểm tra máy móc, thiết bị để kịp thời phát hiện, đảm bảo chúng hoạt động ổn định. Đồng thời, công việc này còn nâng cao khả năng phòng tránh những sự cố hỏng hóc, đảm bảo cho chất lượng nước thải đầu ra đạt đúng theo tiêu chuẩn của hệ thống và cơ quan quản lý.
Việc bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải sẽ được diễn ra theo định kỳ nhằm thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa sự cố. Bên cạnh đó, các thiết bị này cũng cần được kiểm tra thường xuyên để nhanh chóng phát hiện các sự cố bất ngờ.
2. Vì sao cần bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải?
Tầm quan trọng của hệ thống chính là làm nhiệm vụ xử lý, lọc các loại hóa chất có trong nước, đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm trước khi xả ra ngoài môi trường. Công nghệ hiện đại với rất nhiều các công đoạn lọc nước cùng những công nghệ như: công nghệ xử lý hóa học, sinh học,… kết hợp với hệ thống trang thiết bị, đường ống hay bảng điều khiển,…
Việc thường xuyên bảo trì hệ thống xử lý nước thải sẽ giúp:
-
Kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
-
Đảm bảo việc vận hành của hệ thống được duy trì ổn định.
-
Kịp thời phát hiện các sự cố máy móc có thể bị hỏng, cần để sửa chữa hoặc thay mới.
Như vậy, việc bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải chắc chắn là điều quan trọng để việc vận hành dây chuyền sản xuất không bị ảnh hưởng. Để việc bảo dưỡng được thực hiện đúng kỹ thuật, người thực hiện cần nắm rõ quy trình bảo trì.
3. Quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Tương tự như lắp đặt hay vận hành hệ thống đều cần được thực hiện theo đúng quy trình. Do vậy, quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải cũng sẽ cần làm đúng theo các bước như sau:
3.1. Bảo trì bảng điều khiển hệ thống
-
Tiến hành giám sát, kiểm tra, vệ sinh và đo đạc các thông số như dòng điện, điện áp, độ cách điện, tiếng ồn,… để phát hiện ra các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hỏng hóc.
-
Đảm bảo các thiết bị lắp đặt có độ ồn không vượt quá 80 db.
-
Đảm bảo độ cách điện đối với các thiết bị dùng điện từ 0,1 M.
-
Điều chỉnh điện áp không vượt quá 10% so với điện áp ghi trên nhãn hay và sụt áp không quá 2%/100V.
-
Để kế hoạch bảo trì hệ thống xử lý nước thải thuận lợi cần vệ sinh sạch sẽ thiết bị máy giúp quá trình giải nhiệt và tản nhiệt thuận lợi hơn.
3.2. Bảo trì máy bơm chìm của hệ thống
Trong khi bảo trì, quý Doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến bảo trì máy bơm chìm. Dưới đây là một số cách bảo trì đối với máy bơm chìm trong các công trình xử lý nước thải như:
-
Không cho phép máy bơm chìm tiếp xúc với nguồn cung cấp điện.
-
Kéo bơm chìm lên khỏi hố bơm hoặc bể. Lưu ý không được sử dụng cáp của máy bơm nước kéo bơm lên.
-
Kiểm tra vệ sinh và guồng bơm thường xuyên. Dùng tay xác định vòng quay của bơm xem có nhẹ hoặc trơn hay không, đảm bảo không có tiếng rít khi ma sát. Khi phát hiện có tiếng kêu phải tháo guồng bơm và xử lý ngay.
-
Kiểm tra nhớt hoạt động của động cơ.
-
Hàng tuần đo độ cách điện của máy bơm.
3.3. Bảo trì hệ thống bồn, bể chứa nước
Sử dụng bơm xịt rửa để vệ sinh tất các ngăn của bồn, bể xử lý nước thải, thiết bị bơm chìm, đường ống, tấm lắng lamen,… để làm sạch tạp chất ô nhiễm bánh vào thành bể.
-
Kiểm tra thường xuyên ngăn chứa rác, định kỳ thu gom và xử lý rác.
-
Với bồn chứa hóa chất cần thường xuyên xúc rửa, xả đẩy để đảm bảo lượng hóa chất dư phải được loại bỏ hoàn toàn.
-
Đối bởi bể xử lý sinh học, kiểm tra hệ thống sục khí. Nếu phát hiện nguồn khí cung cấp giảm hoặc tăng bất thường cần kiểm tra ngay hoạt động của máy thổi khí.
-
Bảo trì đối với bể điều hòa, bể thổi khí cần xem xét quét xi măng bên ngoài để chống thấm nước ra bên ngoài.
Bảo trì máy bơm định lượng hóa chất:
-
Thay dầu nhớt định kỳ 6000 giờ hoạt động của máy bơm.
-
Ngưng hoạt động nếu máy hết dầu nhớt.
-
Cách thay dầu được thực hiện bằng cách mở nắp đậy lỗ tra dầu và lỗ thay dầu.
-
Đưa nút điều chỉnh lưu lượng về vị trí 0% và đổ dầu mới ngang vạch đỏ của mắt kiểm tra.
4. Các bước cơ bản bảo trì hệ thống xử lý nước thải?
Để quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, Hoàng Nguyên Phát sẽ kiểm soát thường xuyên hệ thống có hoạt động ổn định hay không. Chúng tôi sẽ:
-
Nghiên cứu bản vẽ và hồ sơ dự án.
-
Kiểm tra các thiết bị như bảng điều khiển hệ thống điện, hoạt động của máy bơm và hệ thống máy móc khác.
-
Xem xét và đánh giá chất lượng nước đầu ra, chú trọng đến bể bùn vi sinh trong từng giai đoạn xử lý.
-
Đề xuất phương án xử lý những sự cố.
-
Đề xuất biện pháp khắc phục sự cố, hỏng hóc xảy ra.
Bảo trì hệ thống xử lý nước thải không chỉ là chiến lược thông minh mà còn là trách nhiệm cộng đồng. Điều này giúp bảo vệ môi trường, giảm chi phí và duy trì uy tín của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Hoàng Nguyên Phát để biết thêm thông tin và lên kế hoạch bảo trì hệ thống xử lý nước thải của bạn một cách hiệu quả nhất.
Công ty TNHH Nước & CN Môi Trường Hoàng Nguyên Phát chuyên thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý nước cấp, nước thải công nghiệp.
Email: hoangnguyenphatmt@gmail.com
Office: Số 32/1, Đường Số 19, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM