Hệ thống xử lý nước thải là một cụm gồm nhiều bể có chức năng riêng biệt, đều nhằm mục đích chung là xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải. Vậy có tất cả bao nhiêu loại bể được sử dụng trong quá trình này và chúng khác nhau như thế nào? Cùng Công ty Hoàng Nguyên Phát tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
1. Các loại bể xử lý nước thải phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay
Vận hành hệ thống xử lý nước thải là một cụm gồm nhiều bể có từng chức năng riêng biệt nhưng đều phục vụ chung cho mục đích là xử lý nước thải. Các loại bể đó bao gồm:
1.1 Bể thu gom
Bể thu gom là nơi đầu tiên chứa nước thải trong toàn bộ hệ thống. Nước thải bắt buộc phải đưa về bể thu gom để lọc thông qua song chắn rác nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn, sau đó nước thải được chuyển đến bể tách dầu mỡ.
1.2 Bể tách dầu mỡ
Bể này có chức năng tách dầu mỡ ra khỏi nước thải, sau đó được chuyển tiếp tới bộ phận xử lý phía sau. Dầu mỡ chín hlà nguyên nhân gây tắc nghẽn và làm giảm hiệu quả xử lý của chu trình phía sau.
1.3 Bể điều hòa
Bể xử lý nước thải điều hòa có chức năng đảm bảo nồng độ và lưu lượng nước thải luôn ổn định để tránh xảy ra hiện tượng lắng cặn. Bể điều hòa thường được lắp đặt máy thổi khí, máy sục khí để khuấy đảo liên tục, tách mùi hôi, giúp thuận tiện cho các bể xử lý tiếp theo.
1.4 Bể kỵ khí (UASB)
Bể kỵ khí hay còn gọi là bể kỵ khí tầng bùn dòng chảy ngược, việc xử lý nước thải tại đây trải qua 3 giai đoạn là phân hủy – lắng bùn – tách khí để xử lý các chất hữu cơ có hàm lượng cao. Đặc điểm nổi bật của loại bể này khác so với các bể khác là bể kín, không có sự có mặt của oxy ở trong bể. Đó là điều kiện phù hợp để các vi sinh vật kỵ khí phát triển nhanh, mạnh nhất.
1.5 Bể thiếu khí (Anoxic)
Bể thiếu khí có chức năng xử lý nitơ và photpho thông qua quá trình lên men, cắt mạch và khử nitrat thành nitơ,… Trong bể được gắn thêm máy khuấy trộn chìm để tránh hiện tượng lắng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn phát triển.
1.6 Bể sinh học hiếu khí (FBR)
Bể sinh học hiếu khí dùng để xử lý nước thải và các chất ô nhiễm có trong nước thải nhờ vào hệ vi sinh vật hiếu khí, các vi sinh vật này lấy các chất ô nhiễm trong nước thải làm nguồn thức ăn để sinh trưởng và kết thành các bông bùn. Khi kết hợp cùng máy thổi khí sẽ giúp tốc độ di chuyển của bùn nhanh hơn, kích thước bông bùn lớn dần và bong ra dễ dàng hơn.
1.7 Bể lắng
Đúng như tên gọi bể này có nhiệm vụ lắng bùn và thường có chiều sâu tối thiểu là 3m, dùng để trợ lắng và thu gom bùn về bể chứa bùn, thời gian để lắng bùn tốt nhất là trên 5 tiếng.
1.8 Bể chứa bùn
Chức năng chính của bể chứa bùn trong hệ thống xử lý nước thải là lưu bùn. Máy ép bùn thường được kết hợp sử dụng để làm bùn nhanh khô, giảm kích thước bùn thải, để thuận tiện cho việc chuyển giao cho các đơn vị chức năng thu gom theo quy định.
1.9 Bể khử trùng
Bể khử trùng là bể chứa nước thải đã qua xử lý nhưng vẫn tồn đọng một số vi khuẩn có khả năng gây bệnh, để tiêu diệt triệt để, người ta thường dùng chlorine để khử trùng trước khi đưa đến bể chứa nước sạch. Đây là loại bể bắt buộc phải có trong mọi hệ thống công nghiệp.
1.10 Bể chứa nước sạch
Sau khi nước thải được xử lý qua các bể trên, nước phải được chuyển bể lưu trữ nước sạch. Nước sẽ được lưu tại đây đã đáp ứng được yêu cầu để xả thải ra môi trường tiếp nhận.
2. Những điều cần lưu ý khi thiết kế bể xử lý nước thải
2.1 Bố trí máy bơm tại bể xử lý nước thải
Máy bơm là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải, có tác dụng dẫn nước luân chuyển qua các khu vực bể khác nhau trong các bể xử lý nước thải khép kín. Vì thế khi lựa chọn máy bơm cần chú trọng chất lượng và ít bị hao mòn cơ học để tăng hiệu quả hoạt động và tiết kiệm điện năng, bảo trì, bảo dưỡng máy bơm trong quá trình xử lý chất thải tại từng bể. Vị trí đặt máy bơm được bố trí phù hợp với hệ thống ống dẫn và lưu lượng của dòng thải.
2.2 Phương pháp nạp hóa chất cho các bể xử lý nước thải
Nạp hóa chất là việc không thể thiếu trong giai đoạn khử trùng, giúp loại bỏ photpho và điều hòa bùn thải hiệu quả. Quá trình loại bỏ photpho tương đối phức tạp nên thường loại bỏ chất keo tụ polymer hoặc nhôm để giảm độ liên kết hạt bùn, phân tán bông bùn thành cặn lớn nhằm làm giảm sức cản và làm tăng quá trình lắng bùn.
2.3 Sục khí tại các bể xử lý nước thải
Để loại bỏ hoàn toàn chất ô nhiễm trong nước thải cần trải qua quá trình trao đổi chất sinh hóa của vi sinh vật, chủ yếu là quá trình kỵ khí anoxic, mương oxy hóa và quá trình SBR được cung cấp đủ lượng oxy ổn định để thực hiện sục khí. Nếu sục khí quá nhỏ sẽ làm giảm chất lượng nước, còn sục khí quá lớn sẽ gây lãng phí năng lượng, cấu trúc bùn thay đổi. Chính vì thế, muốn kiểm soát lượng điện tiêu thụ và tối ưu năng suất của bể xử lý nước thải thì hệ thống sục khí cần được bố trí hợp lý theo sự tư vấn của các đơn vị thi công để đảm bảo yếu tố môi trường.
Trên đây là một số thông tin về các loại bể và chức năng của từng loại trong quy trình xử lý nước thải. Để lựa chọn được cho mình công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Môi trường Hoàng Nguyên Phát. Chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho bạn sự hài lòng nhất!