Ở Việt Nam và trên thế giới, nhu cầu sử dụng nước sạch cho đời sống là vô cùng thiết yếu, việc xử lý nước thải sinh hoạt để tái sử dụng sớm nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy ở Việt Nam, việc sử dụng nước tái chế còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Lượng nước thải xả ra môi trường tương đối lớn cùng với đó là nồng độ các tạp chất ô nhiễm có trong nước gây cản trở cho việc xử lý triệt để nguồn nước thải.
Các chất độc sinh học, các chất kháng sinh trong nước thải là vấn đề đáng lưu tâm trong việc tái sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý. Vì vậy, các phương pháp xử lý tiên tiến như công nghệ màng, hấp phụ, oxy hóa nâng cao cần được xem xét nghiên cứu, áp dụng.
Thực trạng nước thải sinh hoạt tại Việt Nam
Không quá nhiều nơi ở Việt Nam có hệ thống thu gom riêng nước thải sinh hoạt và nước chảy bề mặt, ngoại trừ một số khu đô thị mới được xây dựng gần đây do yêu cầu bắt buộc tách nước thải sinh hoạt và nước mưa.
Nước thải sinh hoạt (gồm nước thải đen và nước thải xám) được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mặt thông qua hệ thống cống trở thành nước thải đô thị, sau đó nước thải đô thị được thu gom và vận chuyển về trạm XLNT tập trung và xử lý trước khi thải ra môi trường.
Theo thống kê, lượng nước thải được ước tính trong các dự án xây dựng tại các địa phương chiếm 70% lượng nước cấp, điều đó có thể thấy được nếu không có các biện pháp giúp sử dụng nước hiệu quả hơn thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ rất lớn.
Khó khăn gặp phải khi tái sử dụng nước thải sinh hoạt
Một trong các vấn đề đáng lo ngại khi tái sử dụng nước là các tác động bất lợi của hóa chất và các yếu tố sinh học như các chất gây ô nhiễm, gen kháng thuốc kháng sinh.
Các loại dược phẩm do con người sử dụng có thể thông qua nước thải sinh hoạt đi vào môi trường, điều này có góp phần tạo ra các gen đột biến có khả năng kháng chất kháng sinh, từ đó gây ra các lo ngại về nguy cơ xuất hiện các chủng virus đã kháng thuốc kháng sinh.
Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay được áp dụng tại các trạm XLNT tập trung ở Việt Nam gồm: Cụm bể AAO, bể hiếu khí truyền thống, hồ sinh học, bể lọc sinh học, mương oxy hóa… Điểm chung của các công nghệ này là đều sử dụng các tác nhân sinh học vào trong XLNT.
Mặc dù có thể xử lý đạt quy chuẩn xả thải, tuy nhiên, các hệ thống trên còn có nhiều hạn chế về chi phí vận hành, diện tích, phát sinh chất thải thứ cấp, sinh mùi khó chịu… nước thải sau xử lý chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe khi sử dụng cho cấp nước sinh hoạt.
Hiện nay, phương pháp oxi hóa nâng cao đang được các nhà nghiên cứu quan tâm với sự hoạt động của nhóm oxi hóa mạnh hydroxyl, oxy hóa các chất khó phân hủy sinh học, hứa hẹn sẽ là một giải pháp XLNT phù hợp trong tương lai. Rào cản lớn trong việc áp dụng các phương pháp oxy hóa nâng cao là tiêu thụ năng lượng lớn và có khả năng pháp sinh các chất có độc tính cao hơn cả tiền chất.
Công nghệ phù hợp tái chế nước thải
Xử lý nước thải sinh hoạt trong tương lai sẽ là yêu cầu bắt buộc. Với điều kiện Việt Nam hiện tại, việc đầu tư hệ thống thoát nước phân tách giữa nước thải sinh hoạt và nước mặt là cần thiết, giúp giảm lượng nước thải đô thị, ồn định thành phần và hàm lượng chất ô nhiễm.
Phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng như một phương pháp xử lý sơ bộ sẽ phù hợp vì có khả năng xử lý được nước thải chứa hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao, hơn nữa có thể thu năng lượng dưới dạng khí biogas.
Nước thải sau xử lý yếm khí thường có hàm lượng chất dinh dưỡng N, P cao thích hợp cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, theo đó, công nghệ Constructed Wetland có thể xem xét áp dụng xử lý. Hồ sinh học sử dụng thực vật nổi cũng là một hướng đi có tiềm năng khi xử lý nước thải chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hơn nữa đóng góp việc điều hòa không khí, tạo cảnh quan môi trường.
Nếu bạn quan tâm về các hệ thống xử lý nước cho gia đình, doanh nghiệp, hayx liên hệ với môi trường Hoàng Nguyên Phát ngay hôm nay để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất. Xem qua các thông tin về xử lý nước thải, nước cấp tại trang Website Môi trường Hoàng Nguyên Phát.