Trong các hoạt động hằng ngày các doanh nghiệp, công ty, nhà máy hay đời sống của con người vô tình thải ra môi trường những chất thải gây ô nhiễm. Và nước thải là chiếm phần đa số trong đó. Đặc biệt ở các khu đô thị, bạn sẽ “ Giật mình” khi biết thực trạng xử lý nước thải ở đô thị Việt Nam.
1.Tình hình xử lý nước thải ở đô thị ở Việt Nam.
Thông tin về tỷ lệ xử lý nước thải ở các đô thị Việt Nam chỉ đạt khoảng 15% khiến không ít người “giật mình”.Trong khi tại các nước ASEAN, tỷ lệ xử lý nước thải ở các đô thị thường trên 50%.
Số lượng đô thị tăng nhanh, tốc độ đô thị hoá cũng mạnh, với khoảng 870 đô thị trên cả nước hiện nay. Trong khi đó, xử lý nước thải đô thị đang chủ yếu tập trung ở một số đô thị lớn nhưng còn thiếu rất nhiều.
Các đô thị trên cả nước, khoảng 80% – 90% nước thải bị xả thẳng ra môi trường cho thấy năng lực xử lý nước thải đang rất thấp; các chính sách, chế tài, cơ chế, năng lực quản lý,… đang có vấn đề.
Có 31 nhà máy xử lý nước thải nhưng đến nay mới chỉ có 6 nhà máy, đáp ứng được khoảng 28% khối lượng nước thải cần xử lý.Không thể đáp ứng được hết nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt cho thấy sự quá tải của các nhà máy xử lý nước thải. Cũng như sự tăng lên về số lượng nước thải sinh hoạt đô thị không được xử lý.
2. Nguồn gốc của sự ô nhiễm nước thải ở đô thị Việt Nam.
Các đô thị tại Việt Nam hiện nay đang phát triển rất nhanh khiến cho việc thoát nước, xử lý nước thải đô thị ngày càng nan giải. Vấn đề đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng còn nhiều hạn chế.
Nhiều tỉnh, thành phố quy hoạch hạ tầng không đồng bộ, không theo kịp sự phát triển của đô thị. Cùng với đó là việc thiếu hụt hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải, thiếu cơ chế kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhiều hệ thống xử lý công nghệ chưa phù hợp đã dẫn tới tình trạng nước thải sinh hoạt đô thị không được xử lý ngang nhiên xả ra môi trường, đe dọa môi trường sinh thái và trở thành thách thức lớn cho các đô thị ở Việt Nam.
Nhìn chung có nhiều nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường nhưng có thể tóm gọn trong 4 nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Thứ nhất, do cơ sở hạ tầng về xử lý nước thải đang gặp nhiều khó khăn bất cập, không theo kịp quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá.
Thứ hai, do ý thức trách nhiệm của bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn đô thị, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Thứ ba, do quy hoạch về cấp thoát nước còn nhiều bất cập nên gây nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp.
Thứ tư, thiếu cơ chế thu hút, khuyến nghị đầu tư, thị trường chưa được khai thác, các điều kiện để nhà đầu tư triển khai kinh doanh có hiệu quả.
3. Giải pháp cho tình hình xử lý nước thải ở đô thị Việt Nam.
Việc xử lý nước thải luôn rất được quan tâm, với tình hình nước thải sinh hoạt ở các khu vực đô thị như vậy ta cần một giải pháp để giải quyết được vấn đề này.Và cùng Hoàng Nguyên Phát nghiên điểm qua một số giải pháp.
Cần xử lý sơ bộ nguồn nước thải trước khi xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên
Cần tăng cường nhận thức bảo vệ môi trường của người dân bằng cách tuyên truyền và xây dựng nhiều chương trình và hoạt động bảo vệ môi trường thiết thực nhất
Cần tập trung công tác thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt đúng cách
Cần xây dựng hệ thống với quy trình xử lý nước thải khoa học và chất lượng và việc này cần tới một đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ xử lý nước thải sinh hoạt.Đơn vị này phải là một đơn vị chuyên nghiệp, kinh nghiệm và tận tâm.Vậy nên nếu bạn quan tâm đến một đơn vị như vậy thì Hoàng Nguyên Phát là một lựa chọn bạn không nên bỏ qua.