Nước thải là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay, việc các nhà máy mọc lên liên tục, nhu cầu cuộc sống của người dân tăng cao khiến cho lượng nước thải càng nhiều nhưng các hệ thống nhằm khắc phục và xử lý thì chưa tối ưu và hiệu quả, kèm theo đó là sự thiếu ý thức khi thói quen xả thải không tập trung làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
1. NƯỚC THẢI CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN NHƯ THẾ NÀO
Có thể chia nước thải thành 2 thành phần chính
Nước đen: đây là phần nước sinh ra từ quá trình đào thải phân của con người, thông thường được xử lý bằng bể phốt.
Nước xám: sản sinh ra trong quá trình sinh hoạt, tắm giặt hằng ngày của con người,…
Những chất thải này sau khi xả ra môi trường sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển, gây ô nhiễm nguồn nước và các sinh vật sống.
2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP
Hiện có rất nhiều phương pháp để xử lý nước thải, mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau.
2.1 Phương pháp xử lý nước thải bằng bể Aerotank truyền thống
Công nghệ này là quá trình xử lý sinh học hiếu khí, vi sinh hiếu khí sử dụng chất dinh dưỡng từ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Khi thể tích của vi sinh ngày càng gia tăng thì nồng độ ô nhiễm sẽ giảm xuống.
Công nghệ này hiện nay vẫn được sử dụng nhiều do dễ vận hành, dễ sử dụng nhưng khá tốn năng lượng.
2.2 Công nghệ xử lý nước thải bằng SBR
Đây là phương pháp xử lý nước thải được trải qua 5 pha tuần hoàn nhu pha làm đầy, sục khí, lắng, rút nước, nghỉ
Phương pháp này có nhiều ưu điểm như độ bên cao, hoạt động ổn định, cấu tạo đơn giản, vận hành nhanh chóng, giảm chi phí vận hành, hiệu quả mang lại cao, có khả năng xử lý Nito, photpho lớn.
2.3 Phương pháp xử lý nước thải MBR
Đây là công nghệ xử lý nước thải dựa vào sự kết hợp phương pháp sinh học và lý học với công nghệ hiện đại và được sử dụng phổ biến vì có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được diện tích, giảm chi phí đầu tư.
2.4 Phương pháp sinh học tăng trưởng dính bám
Nước thải được xử lý nước dựa vào vi sinh vật phân hủy các chất hữu làm thức ăn để phát triển và sinh trưởng, quá trình sinh học bùn hoạt tính lơ lửng, quá trình khử nitơ phốt pho và quá trình vi sinh vật dính bám vào vật liệu để sinh trưởng và phát triển.
2.5 Nước thải xử lý theo phương pháp công nghệ sinh học
Nước thải được xử lý dựa vào các lớp vật liệu lọc có vi sinh vật bám dính lên để sinh trưởng và phát triển. Nước thải sẽ đi qua các lợp vật liệu này, chất hữu cơ sẽ được xử lý do các vi sinh vật dính bám trên đó, vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển.
3. QUY CHUẨN NƯỚC THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY
Nước thải sinh hoạt khi xử lý cần có một quy chuẩn nhất định để đảm bảo về độ an toàn, do đó nước thải sinh hoạt khi xử lý phải các tiêu chuẩn như:
Các nơi có lượng nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị từ 5 – 1500m3 / 24h, các giá trị tối đa cho mỗi thông số ô nhiễm trong nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường được quy định theo các chỉ số ph, nito, chất rắn lơ lửng, phốt pho,…
Nhằm thực hiện đúng quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt, quá trình xử lý nguồn nước thải cần cho các thông số ô nhiễm không vượt quá giá trị tối đa.
4. NHỮNG LƯU Ý NÀO VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Cần kiểm tra thường xuyên hệ bùn vi sinh trong hệ thống xử lý
Hạn chế các vấn đề phát sinh như dầu mỡ, xà phòng
Bổ sung hóa chất khử trùng thường xuyên
Kiểm tra thông số DO trong bể thiếu khí và hiếu khí. Đối với bể thiếu khí duy trì DO trong khoảng nhỏ hơn 0,2. Với bể hiếu khí DO trong khoảng từ 2 – 4.
Kiểm tra quá trình tuần hoàn bùn, tuần hoàn nước, bể lắng có bị nổi bùn hay không.
Công ty môi trường Hoàng Nguyên Phát vừa cung cấp cho bạn những hiểu biết về nước thải và các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề trong xử lý nước. Công ty môi trường Hoàng Nguyên Phát chuyên cung cấp các dịch vụ xử lý nước thải hiệu quả, nhanh chóng.
Để được tư vấn, liên hệ trực tiếp qua 0912.906.085 ngay hôm nay.