Trong quá trình xử lý nước thải, màng lọc nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng để loại bỏ các tạp chất và chất ô nhiễm. Tuy nhiên, tắc nghẽn trong màng lọc nước thải có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn. Hãy cùng Hoàng Nguyên Phát tìm hiểu về nguyên nhân gây tắc nghẽn và cách khắc phục để nâng cao hiệu suất xử lý nước thải của doanh nghiệp bạn ngay!
1. Màng lọc nước thải là gì?
Màng lọc nước thải là một công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước thải. Công nghệ này còn được gọi là màng lọc MBR (Membrane Bio-Reactor).
Màng lọc MBR là sự kết hợp giữa phương pháp xử lý nước thải sinh học và lý học. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong màng lọc MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí, nhưng khác ở chỗ thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng như bể bùn hoạt tính hiếu khí thì công nghệ MBR trong xử lý nước thải lại tách bằng màng.
Màng lọc nước thải (MBR) có nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau như 4m2, 6m2, 18m2… được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải.
2. Nguyên nhân màng lọc nước thải tắc nghẽn
Màng lọc nước thải thường được đặt ở bể hiếu khí để xử lý chất ô nhiễm. Trong quá trình vận hành, có nhiều yếu tố tác động dẫn đến tắc nghẽn màng lọc nước thải và gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây tắc nghẽn màng lọc:
2.1 Tích tụ tạp chất
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng tắc nghẽn màng lọc. Vì tại bể hiếu khí, nước thải được đưa vào với nồng độ lớn các hợp chất ô nhiễm, lơ lửng và tạp chất. Và các chất thải/tạp chất sẽ tích tụ trên màng nước thải, theo thời gian sẽ giảm hiệu suất xử lý và gây tắc nghẽn màng lọc.
2.2 Tác động hóa học
Khi màng lọc bị tổn hại do dư lượng hóa chất có trong nước thải (ví dụ như xà phòng, cồn sát khuẩn, dung dịch tẩy rửa…) hoặc hư hỏng một phần hay toàn bộ do sử dụng lâu ngày, khả năng xử lý của màng cũng bị kém đi, các hợp chất ô nhiễm sẽ không được xử lý hoàn toàn và bám dính trên màng gây tắc nghẽn.
2.3 Điều kiện vận hành chưa tối ưu
Quá trình xử lý màng lọc nước thải cũng yêu cầu những điều kiện môi trường nhất định để việc xử lý được tối ưu. Do đó, khi xảy ra hiện tượng tắc nghẽn màng lọc, nguyên nhân có thể đến từ việc kiểm soát các điều kiện vận hành không đảm bảo, ví dụ như:
- Máy sục khí hoạt động yếu và không đều.
- Tỷ lệ F/M tăng lên quá cao, nghĩa là nước thải có nhiều cáu cặn và vi sinh vật.
- Tỷ lệ COD/N thấp làm giảm hiệu suất màng và thời gian hoạt động của màng.
- Nhiệt độ thấp làm tăng khả năng tắc nghẽn màng lọc do giải phóng nhiều vi khuẩn có hại và vi khuẩn dạng sợi cũng tăng lên.
Bên cạnh các nguyên nhân trong quá trình vận hành kể trên, hiện tượng tắc nghẽn màng lọc còn có thể xảy ra do chính đặc điểm của màng, như: màng lọc có độ nhám cao tạo điều kiện thuận lợi cho cặn bẩn tích tụ trên màng, gây tắc nghẽn màng lọc. Hay kích thước lỗ màng nhỏ càng dễ bị tắc nghẽn hơn do cặn bẩn khó trôi qua hơn.
3. Cách khắc phục tình trạng màng lọc nước thải tắc nghẽn giúp nâng cao hiệu suất xử lý nước thải
Tình trạng tắc nghẽn màng lọc sẽ được giảm thiểu hơn nếu bạn biết cách xử lý. Vậy có những cách khắc phục nào để nâng cao hiệu suất xử lý nước thải?
3.1 Kiểm tra vệ sinh màng lọc nước thải
Thông thường, màng lọc MBR sau một thời gian hoạt động khoảng từ 3-6 tháng cần được vệ sinh, bảo dưỡng và bảo trì một lần. Thời gian có thể được rút ngắn hơn nếu nước thải đầu vào có chứa nhiều cặn bẩn và nồng độ ô nhiễm tăng cao. Do đó, bên cạnh kiểm tra lại thời gian vệ sinh màng gần nhất (nếu màng đã vệ sinh lâu hơn 3 tháng cần được tiến hành vệ sinh ngay), và chu kỳ vệ sinh màng thực tế (ví dụ nếu màng được vệ sinh định kỳ 2 tháng/lần thì cần lưu ý và tiến hành vệ sinh/bảo dưỡng ở những lần kế tiếp theo chu kỳ này).
3.2 Các biện pháp làm sạch
Làm sạch cơ học: liên quan đến việc rửa trôi chất bẩn ra khỏi hệ thống thông qua các hoạt động như rung, hoặc dùng thiết bị rửa ngược với tốc độ nhanh, áp suất cao hơn bằng cách giảm các hoạt động bảo dưỡng hệ thống.
Làm sạch bằng hóa chất: sử dụng chất tẩy rửa, axit, chất chống cặn được lựa chọn dựa vào đặc tính từng chất gây ô nhiễm, đảm bảo hóa chất sử dụng không ảnh hưởng đến chất lượng màng.
Hoặc ứng dụng giai đoạn tiền xử lý loại bỏ vấn đề tắc nghẽn màng đối với dòng nước có nồng độ chất gây ô nhiễm thấp để tránh hiện tượng tắc nghẽn màng. Một số giải pháp được đề xuất như đông tụ, lắng trọng lực loại bỏ hạt lớn hơn, hoặc hấp phụ, trao đổi ion để khử chất bẩn trên màng.
3.3 Bảo dưỡng định kỳ
Hãy thiết lập lịch trình bảo dưỡng định kỳ để kiểm tra, vệ sinh và thay thế các màng lọc cũ, cùn và chú ý hãy lựa chọn những màng lọc chất lượng.
Màng lọc chất lượng là màng có độ trơn cao (độ nhám thấp), có tính chống bẩn cao, khả năng phục hồi tính thấm tốt và kích thước lỗ màng phù hợp với loại nước thải cần xử lý. Nếu sử dụng màng có kích thước lỗ nhỏ cần vệ sinh thường xuyên hơn để tránh tắc nghẽn.
Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay cho Hoàng Nguyên Phát qua Hotline 0912.906.085, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!