Nước thải sinh hoạt là nguồn ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được qua xử lý. Tuy nhiên, nhu cầu nước sạch là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, hiện nay khan hiếm nước trở thành vấn đề nhức nhối, vì thế việc xử lý nước thải để tái sử dụng sớm nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Các đơn vị, công ty, doanh nghiệp… ngày càng quan tâm và tìm kiếm các công nghệ nhằm tối ưu nguồn tài nguyên này để góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường thiên nhiên, đồng thời giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.
Tại sao phải xử lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt?
Nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng tăng, vấn đề thiếu nước sạch ngày càng trở nên trầm trọng.
Tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây ngày càng nặng nề hơn, dẫn đến tình trạng ngập mặn.
Lượng nước thải khổng lồ của doanh nghiệp cần rất nhiều chi phí để xử lý đạt quy chuẩn, gây lãng phí trầm trọng cho doanh nghiệp. Tái sử dụng lượng nước thải này để trở thành nguồn nước sạch phục vụ cho quá trình sản xuất cũng là một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.
Các hình thức tái sử dụng nước thải sinh hoạt
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý có thể tái sử dụng vào 4 lĩnh vực sau đây:
Tái sử dụng nước thải trong đô thị: Có thể sử dụng lại cho các mục đích như: Tưới cây, rửa đường; dội rửa toilet; Cấp nước chữa cháy, Tái tạo cảnh quan sông, hồ đô thị.
Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp: Là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất đối với sự phát triển của Việt Nam. Cũng là ngành sử dụng nhiều nước nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những chất này không được vượt quá các yêu cầu của cây trồng, tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm mạch nông.
Tái sử dụng nước thải trong sản xuất công nghiệp: Đem lại lợi ích chung về môi trường mà còn góp phần giảm thiểu đáng kể những chi phí sản xuất, thu hồi được tài nguyên nước, đặc biệt là giảm các chi phí liên quan đến xử lý nước thải và xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Bổ cập cho nước ngầm: Việc bổ cập cho tầng nước ngầm có thể giúp ngăn chặn hiện tượng sụt lún, giảm mực nước ngầm, ngăn chặn quá trình xâm nhập mặn, duy trì tài nguyên nước ngầm cho nhu cầu tương lai.
Ý nghĩa của việc tái sử dụng nước thải
Việc tái sử dụng nước thải sinh hoạt sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cộng đồng và tiết kiệm chi phí sử dụng nước máy đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Tái sử dụng nước thải sau xử lý trên thế giới và ở Việt Nam
Trên Thế giới
Tái sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý đã được các quốc gia trên thế giới phát triển từ lâu.
Nước thải sinh hoạt sau qua xử lý được quan tâm xử lý để tạo thành nguồn cấp nước cho các thủy vực nước mặt. Tái sử dụng với nhiều mục đích như: nước vệ sinh, nước rửa, nước tưới cây, nước làm mát…thông qua việc áp dụng công nghệ màng siêu lọc, màng nano, màng thẩm thấu ngược sau công đoạn xử lý sinh học. Hoặc áp dụng công nghệ màng RO, oxy hóa nâng cao và công nghệ điện hóa
Tại Việt Nam
Việc tái sử dụng nước thải sinh hoạt tại Việt Nam chưa thật sự mạnh mẽ, nước thải sau xử lý chủ yếu được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, một phần được sử dụng cho nông nghiệp và thuỷ sản.
Việt Nam có tỷ trọng nông nghiệp lớn, lượng nước để cấp cho nông nghiệp là rất lớn. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nước thải tự nhiên, giúp cải thiện tính chất đất, giúp cây phát triển mạnh, ít sâu bệnh. Vì vậy nhiều nghiên cứu chỉ ra có thể sử dụng nước thải cho nông nghiệp. Vì thế, nước thải sau xử lý đã được xem xét sử dụng để trồng bắp, sử dụng như phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Chất lượng nước là một vấn đề quan trọng sống còn đối với ngành thuỷ sản. Nguồn nước cần phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng để phục vụ ngành này. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm làm cho tính chất nước trong hệ thống ao nuôi phát sinh các thành phần gây hại đối với sự sinh trưởng và phát triển các loài thủy sản.
Nước thải sinh hoạt sau xử lý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như tưới cây, tưới đường, cấp nước cho các hệ thống sông hồ, kênh rạch… tuy nhiên tái sử dụng nước sau xử lý còn gặp nhiều vấn đề khi sử dụng để cấp nước cho sinh hoạt.
Do nhận thức sai lầm nên việc tái sử dụng nước thải bị thách thức. Mọi người thường nghĩ rằng, nước thải qua sinh hoạt dù qua xử lý vẫn gây nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng do sự hiện diện tiềm ẩn của các chất ô nhiễm, chất dinh dưỡng, các chất độc hại và các mầm bệnh.
Người dân vẫn lo lắng về sự an toàn và những tiêu cực có thể xảy ra đối với môi trường, kinh tế và sức khỏe vấn đề sử dụng nước thải tái chế. Hơn nữa, vấn đề chi phí và kỹ thuật được sử dụng cũng khiến việc tái chế nước thải gặp nhiều khó khăn.
Đề xuất công nghệ phù hợp
Việc tái sử dụng nước thải sinh hoạt sẽ là yêu cầu bắt buộc bởi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước trầm trọng.
Việc đầu tư hệ thống thoát nước phân tách giữa nước thải sinh hoạt và nước mặt là cần thiết, giúp giảm lượng nước thải đô thị, ồn định thành phần và hàm lượng chất ô nhiễm.
Phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng như một phương pháp xử lý sơ bộ sẽ phù hợp vì có khả năng xử lý được nước thải chứa hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao, hơn nữa có thể thu năng lượng dưới dạng khí biogas.
Nước thải sau xử lý yếm khí thường có hàm lượng chất dinh dưỡng N, P cao thích hợp cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, theo đó, công nghệ Constructed Wetland có thể xem xét áp dụng xử lý.
Hồ sinh học sử dụng thực vật nổi cũng là một hướng đi có tiềm năng khi XLNT chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hơn nữa đóng góp việc điều hòa không khí, tạo cảnh quan môi trường.
Các phương pháp trên tuy giải quyết được các chất ô nhiễm hữu cơ, tuy nhiên nước thải sau xử lý còn gây ra nhiều lo ngại về các vấn đề sức khỏe.
Các công nghệ như sử dụng màng, hấp phụ, oxi hóa nâng cao sẽ phù hợp cho việc xử lý nước thải chứa các chất độc, các chất khó phân hủy sinh học, trong đó oxi hóa nâng cao có phần đáng chú ý hơn khi xử lý được tận gốc chất ô nhiễm, chứ không chỉ đơn thuần là tách chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
Việc xử lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt ngày nay là vô cùng cần thiết và cấp bách bởi sự thiếu nước trầm trọng tại Việt Nam.
Công ty môi trường Hoàng Nguyên Phát với bề dày kinh nghiệm lâu năm và hợp tác với nhiều cơ sở doanh nghiệp lớn là đề xuất hàng đầu dành cho bạn. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0912.906.085 để được tư vấn chuyên môn kỹ càng hơn!